PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT CHO TRẺ

  • Tại sao trẻ dễ bị muỗi đốt:
  • Khi trẻ vận động ra nhiều mồ hôi khiến muỗi dễ phát hiện và đốt. Ngoài ra trẻ chưa có ý thức phòng muỗi đốt. Khi bị muỗi đốt, sức đề kháng của trẻ cũng yếu hơn người lớn nên trẻ dễ bị mắc bệnh hơn.
  • Muỗi vằn ANOPHEN truyền bệnh sốt xuất huyết:
  • Muỗi vằn màu đen, trên thân và chân có những khoanh trắng. Muỗi vằn trú đậu trong nhà, trên quần áo, chăn màn,….Muỗi vằn thường đốt người vào ban ngày sau đó đậu, núp vào chỗ tối. Muỗi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước như:

bể nước, lu, giếng, lốp xe, vỏ dừa, bình hoa.

  • Nhận biết bệnh sốt xuất huyết:
  • Dấu hiệu ở thể nhẹ: sốt cao đột ngột trên

38o C, kéo dài trong 2-7 ngày, khó hạ sốt.

  • Dấu hiệu ở hể nặng là: chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi cầu phân đen. Đau bụng, chân tay lạnh.

tải xuống (1)

 

 

 

 

 

  • Biện pháp phòng chống:

* Năm biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi.

  • Đậy kín các chum, lu…chứa nước không để cho muỗi đẻ trứng.
  • Thả cá vào tất cả các vật chứa nước trong nhà để ăn bọ gậy.
  • Cọ rửa, thay nước các đồ dùng chứa nước 1 tuần 1 lần.
  • Bỏ muối vào chén nước kê chân chạn, cho cát ẩm vào lọ hoa.
  • Lật úp các vật thải có chứa nước.

* Các biện pháp phòng tránh muỗi đốt:

  • Mặc áo quần dài tay.
  • Khi ngủ cần ngủ trong mùng kể cả ban ngày
  • Cho người bệnh nằm trong màn tránh muỗi đốt.
  • Dùng rèm, mành tẩm hóa chất diệt muỗi.
  • Phun thuốc và dùng bình xịt diệt muỗi, Đốt nhang muỗi, bôi kem chống muỗi.