KPKH: Sự kỳ diệu của màu sắc

KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: Khám phá thử nghiệm “Sự kỳ diệu của màu sắc”
Giáo viên dạy: Đỗ Kim Tuyến
Ngày dạy: 06/12/2016

I/ Mục đích yêu cầu:
– Trẻ biết gọi tên màu, công dụng của màu nước, biết được sự tan của màu trong nước, màu sắc có thể làm đổi màu nước, biết được từ những màu cơ bản sẽ tạo thành những màu mới khi được trộn lẫn vào nhau.
– Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, so sánh, khả năng pháṇ đoán, giao tiếp và suy luận của trẻ, sự khéo léo khi làm thử nghiệm, kích thích tính tò mò và ham hiểu biết của trẻ, sử dụng ngôn ngữ trả lời câu hỏi của cô một cách rõ ràng. Trẻ chơi được trò chơi.
– Giáo dục trẻ biết khéo léo khi pha màu và biết sử dụng màu sắc để trang trí một số đồ dùng đồ chơi trong lớp, tô màu tranh,…
II/ Chuẩn bị:
– Bàn, các lọ màu nước cơ bản: Xanh dương, đỏ, vàng.
– Những chiếc cốc và thìa nhựa nhỏ.
– Những chai nước.
– 3 tranh đồ dùng ăn uống, thẻ lô tô đồ dùng ăn uống.
– Nhạc, dĩa, khăn lau tay, khăn bàn.
– Máy tính có đoạn video làm thí nghiệm với màu.
III/ Tiến hành hoạt động:
– Chơi trò chơi“Xúm xít-xúm xít”
– Cô tạo tình huống lớp được tặng quà.
– Cô và trẻ mở quà.
+ Các con nhìn xem cô đem tặng lớp mình gì nè? Trẻ quan sát và phát biểu tự do.
+ Các con nhìn xem cô có gì đây? (Chai nước)
+ Nước có màu gì không?
+ Các con ngửi xem nước có mùi và vị gì không? (mời 1 trẻ lên uống nước và nói kết quả)
– Vậy nước trong suốt không có mùi và không có vị.
+ Các con xem cô có những màu gì đây? (xanh dương, đỏ, vàng)
+ Những màu này dùng để làm gì?
+ Theo các bạn những màu này có làm đổi màu nước không?
+ Theo các bạn với những vật liệu này chúng ta sẽ làm gì?
– Hôm nay cô con mình cùng khám phá thử nghiệm: “Sự kỳ diệu của màu sắc” từ những nguyên vật liệu này nhé!
– Để xem điều mà các bạn đoán nảy giờ có đúng không chúng ta cùng thử nghiệm nha.
– Cô nêu yêu cầu của 3 nhóm.
+ Nhóm 1: Pha màu đỏ vào từng ly nước.
+ Nhóm 2: Pha màu vàng vào từng ly nước.
+ Nhóm 3: Pha màu xanh dương vào từng ly nước.
– “Cô muốn, cô muốn” – Cô muốn các bạn về 3 nhóm.
– Cho trẻ làm thử nghiệm với màu sắc. Cô quan sát, bao quát và gợi ý trẻ thực hiện, hỏi kết quả trẻ làm.
– Cô tập trung 3 nhóm lại hỏi kết quả trẻ thực hiện.
* Cô nêu giả thiết
+ Con sẽ tạo được những màu sắc nào từ 3 màu cơ bản đó?
+ Nếu như cô trộn màu đỏ, màu vàng vào với nhau thì sẽ tạo được màu gì?
+ Nếu như cô trộn màu xanh dương với màu vàng thì sẽ cho ra màu mới nào?
+ Nếu như cô trộn màu đỏ vào màu xanh dương thì tạo ra màu gì?
– Cô mời vài trẻ trả lời.
– Cô mời trẻ lên trộn 2 ly nước màu vào với nhau.
+ Các con nhìn xem bây giờ ly nước đã đổi sang màu gì? (Cả lớp trả lời)
+ Các bạn đã tạo được màu gì đây? (Hoặc để tạo được màu mới này các bạn đã trộn những màu nào với nhau?)
– Cô chốt lại: Màu đỏ + màu vàng = màu cam, màu đỏ + màu xanh dương = màu tím, màu vàng + màu xanh dương = màu xanh lá cây.
– Các con vừa được làm thí nghiệm với màu sắc để biết màu sắc có thể làm đổi màu của nước, từ những màu sắc cơ bản có thể tạo ra nhiều màu sắc khác nhau để trang trí trong cuộc sống như trang trí đồ chơi, tô màu tranh, …Vì vậy khi chơi với màu các con phải cận thận nhé.
– Cô cho trẻ làm đoàn tàu đến nhà văn hóa thiếu nhi xem đoạn video trên máy tính.
+ Các con nhìn xem các bạn ở đây đã sử dụng màu nước để tô được bức tranh gì đây? (Chén, muỗng, ca)
+ Các muỗng, chén, ca là đồ dùng gì các bạn?
+ Các đồ dùng này được tô màu gì?
+ Cô còn có gì nữa? (Các thẻ lô tô)
* Chơi trò chơi: Về đúng nhóm.
– Cô nêu cách chơi.
– “Gió thổi, gió thổi”, “Thổi gì, thổi gì”. Gió thổi những thẻ lô tô này vào tay các bạn.
– Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần, có đổi thẻ cho nhau.
– Nhận xét sau mỗi lần chơi.
* Kết thúc: Thu dọn, mời trẻ lên tàu về lớp học.

Ký duyệt của BGH
An Linh, ngày 22 tháng 11 năm 2018.
Giáo viên thực hiện

Đỗ Kim Tuyến