Bài thuyết trình ĐDDH tự tạo năm học 2016 -2017

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ GIÁO
Đơn vị: Trường Mầm Non An Linh

BÀI THUYẾT TRÌNH
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
“BỘ ĐỒ DÙNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT VÀ TRÍ TUỆ”
I/ Vị trí, tầm quan trọng của đồ dùng:
Bộ đồ dùng phát triển thể chất và trí tuệ được làm ra với mục đích sử dụng cho tất cả các môn học ở các lứa tuổi mầm non từ nhà trẻ đến mẫu giáo, phục vụ trong hoạt động giảng dạy của giáo viên, trong trang trí lớp và các hoạt động chơi tập của trẻ qua từng chủ đề.
Bộ đồ dùng phát triển thể chất và trí tuệ giúp trẻ phát triển các mặt sau:
– Phát triển vận động và phát triển các giác quan: Luyện vận động các cơ tay, sự khéo léo của bàn tay, ngón tay và luyện các vận động: đi, chạy, nhảy, bật, bò, … Trẻ biết cầm, nắm, ném, lăn, xoay, biết phối hợp tay và mắt, xếp, lắp ghép, cài, đính, …
– Phát triển trí tuệ, nhận thức: Luyện các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, …), nhận biết MTXQ, so sánh đặc điểm, định hướng không gian, giải quyết vấn đề, … Trẻ phân biệt được kích thước to nhỏ, dài ngắn, cao thấp, thời gian, ít nhiều, màu sắc của đối tượng, … Phát triển thông minh, tư duy sáng tạo.
– Ngoài ra bộ đồ dùng còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm, phát triển xã hội,…
Bộ đồ dùng này đặc biệt đảm bảo được tính an toàn cho trẻ: không sắc nhọn, không độc hại, dễ lau chùi, dễ di chuyển, đảm bảo vệ sinh và an toàn khi trẻ sử dụng.
II/ Cấu tạo và cách sử dụng:
Với vật liệu đơn giản dễ kiếm, cô và trẻ có thể cùng thực hiện. Bộ đồ dùng phát triển thể chất và trí tuệ có thể ứng dụng trong các hoạt động: HĐVC, MTXQ, LQVH, TH, PTNN, LQVT, LQCV, GDÂN, TDGH, một số trò chơi ôn luyện, củng cố,…. Thông qua việc hoạt động trên bộ đồ dùng giúp trẻ phát triển thể chất, kỹ năng quan sát, so sánh, phát triển tư duy, trí tuệ, trí tưởng tượng, khiếu thẩm mĩ, óc phán đoán cho trẻ,…
1/ Cấu tạo:
Bộ đồ dùng bao gồm:
– Một thùng cactông hình chữ nhật kết hợp với các ống nhựa bên trong để tạo độ cứng cho thùng, bên ngoài và trong thùng được bao bọc bởi 1 lớp sơn để tạo độ bền, đẹp mắt và được trang trí các mặt xung quanh để ứng dụng cho hoạt động của trẻ. Phía dưới thùng có các bánh xe để giúp cho việc di chuyển đồ dùng được dễ dàng.
– Đồ dùng đi kèm: Ống nhựa, giấy nỉ, ni lông, nắp chai, đôminô, lô tô, dây dù, lon, que nhựa, bìa lịch, các chai nhựa, thủy tinh, gáo dừa, thẻ chữ cái, chữ số, tranh ôtô, nút áo,….
Chiếc thùng với các chi tiết rời, thông qua việc cô và trẻ tự lắp ráp tạo nên cách chơi khác nhau, khi chơi xong trẻ tự tháo ra cất gọn gàng để có thể sử dụng cho những lần hoạt động sau.
2/ Cách sử dụng:
Tùy vào hoạt động và chủ đề khác nhau mà cô và trẻ có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau.
Với bộ đồ dùng này phục vụ được cho 9 hoạt động trong chương trình GDMN mới ở các lứa tuổi mầm non.
1. Hoạt động LQVH: Sử dụng khung rối để kể chuyện. Sử dụng thùng làm nơi cho trẻ hóa trang.

Hình ảnh minh họa

2. Hoạt động Thể dục: Sử dụng được cho 16 trò chơi vận động.
1. Đập lon.
2. Đi cà kheo.
3. Tạc lon.
4. Chạy, bò qua chướng ngại vật theo đường zích zắc.
5. Đi trong đường ngoằn ngoèo.
6. Đi trong đường hẹp.
7. Nhảy dây.
8. Ném vòng.
9. Ném còn.
10. Ném trúng đích thẳng đứng.
11. Chơi ném bóng rổ.
12. Tập thể dục với gậy, vòng.
13. Chui qua đường hầm.
14. Ném bowling.
15. Chơi ném bóng qua ô vuông.
16. Chơi đá bóng vào khung thành.
– Khi kết hợp nhiều bài vận động lại thì phát triển thành một trò chơi liên hoàn (đi, bò, chạy, bật,…)
3. Hoạt động GDÂN, PTNN, Tạo hình, NBTN, Thể dục
– Sử dụng khung nhạc cụ: gõ, nghe âm thanh nhạc cụ, chơi với nhạc cụ, chơi trò chơi âm nhạc.
– Sử dụng trong hoạt động Tạo hình, PTNN, NBTN: Làm giá treo tranh, treo sản phẩm của trẻ. Sử dụng trong hoạt động Thể dục: Ném bóng vào ô vuông. Ngoài ra còn sử dụng để ôn luyện số lượng và các chữ cái đã học.

Hình ảnh minh họa

4/ Hoạt động LQVT, MTXQ và LQCV và các hoạt động khác: Đều có thể sử dụng được với các mặt thùng.
– Trên bề mặt thùng có vẽ 2 bàn cờ trẻ có thể chơi các trò chơi như: chơi cờ bọ rùa, cờ hoa, cờ gà, chơi cờ gánh, cờ vây, lô tô, đôminô, … Với bề mặt thùng có diện tích rộng phục vụ cho trẻ chơi trong giờ HĐVC (làm kệ bán hàng, kệ đọc sách,…), trong hoạt động Tạo hình để trẻ trưng bày sản phẩm đất nặn.
Hình ảnh minh họa
– Với mặt thùng có hình đầu xe: Chơi trò chơi sỏ dây dù qua lỗ, ….

Hình ảnh minh họa

– Với mặt thùng có hình đoàn tàu và đồng hồ thì sử dụng trong hoạt động LQVT như: thực hiện những phép tính đơn giản, ôn số lượng, nhiều – ít, to – nhỏ, cao – thấp, màu sắc, tương ứng, ôn các hình học, nhận biết thời gian qua chơi với đồng hồ, chơi trò chơi ứng dụng từ kidmart – ngôi nhà chuột, chơi tìm bóng cho hình, định hướng trong không gian, nhận biết phía trước sau, trên dưới, chơi ô ăn quan, …
– Với mặt thùng có các ô cửa hình học kèm theo số thứ tự giúp trẻ ôn, học về hình và số trong giờ hoạt động LQVT, chơi trò chơi ô cửa bí mật, chơi đập chuột rèn luyện phản xạ nhanh cho trẻ, chơi bảng chun. Ngoài ra còn phục vụ cho nhiều hoạt động khác như: MTXQ, GDÂN, NBTN, tạo tình huống, chơi trò chơi, …

Hình ảnh minh họa

– Với mặt dưới thùng phục vụ cho môn LQCV, làm bảng cài, bảng gắn, cho trẻ ráp nét chữ cái, sao chép chữ cái hay tạo nhóm chữ cái theo yêu cầu, ôn luyện chữ cái, chơi trúc xanh,…
Hình ảnh minh họa
III/ Tính hiệu quả:
Với bộ đồ dùng phát triển thể chất và trí tuệ, nó có tác dụng hỗ trợ rất nhiều hoạt động khác nhau hấp dẫn, gần gũi, cuốn hút hơn, kích thích sự tập trung các giác quan của trẻ để trẻ suy nghĩ ra cách lắp ráp các đồ dùng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Bên cạnh đó, đồ dùng được làm từ các phế liệu, rẻ tiền, huy động từ phụ huynh và có thể sử dụng được nhiều trò chơi, nhiều hoạt động. Và các đồ dùng này có thể sử dụng trong thời gian dài, bền qua các chủ đề. Chính những đồ dùng này giúp trẻ được thao tác hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.
* Khả năng phổ biến đồ dùng: Đồ dùng có thể sử dụng ở bất cứ lúc nào khi thực hiện hoạt động: giới thiệu bài, tạo tình huống, củng cố kiến thức gây hứng thú cho trẻ. Đồ dùng có thể ứng dụng được tất cả các chủ đề bằng cách thay đổi bố cục sắp xếp, thêm hoặc bớt các chi tiết trên bộ đồ dùng sao cho phù hợp với chủ đề và nội dung hoạt động. Với bộ đồ dùng này có thể phục vụ cho tất cả các tiết học trong chương trình giáo dục mầm non mới ở tất cả các khối lớp.

Người thực hiện

Đỗ Kim Tuyến.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
CHO 16 TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG